Tìm hiểu luật cư trú với trường hợp đăng ký tạm trú, đổi hộ khẩu
Tờ khai chuyển đổi hộ khẩu (không bắt buộc, tùy trường hợp mới được yêu cầu)- Tài liệu hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh nơi ở hiện tại.
Tôi có hộ khẩu tại Nam Định tuy nhiên đã sinh sống tại Hà Nội được 5 năm. Để thuận tiện cho công việc, tôi muốn nhập hộ khẩu tại Hà Nội cùng nhà người thân ở đây thì phải thực hiện đăng ký tại đâu và theo trình tự như thế nào?
Trả lời: Theo Luật Cư trú mới nhất quy định thì bạn cần phải hoàn thiện giấy tờ xin chuyển hộ khẩu ở nơi ở cũ (tức Nam Định) sau đó mới tiếp tục làm thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội.
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ xin chuyển hộ khẩu tại Nam Định
Bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Mẫu phiếu khai thay đổi hộ khẩu
– Sổ hộ khẩu bản gốc hoặc giấy chứng nhận số nhân khẩu
Bước 2: Hoàn thiện việc bộ hồ sơ đăng ký thường trú tại Hà Nội
Bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Mẫu phiếu khai thay đổi hộ khẩu
– Mẫu khai nhân khẩu (không bắt buộc, tùy trường hợp mới được yêu cầu)
– Tờ khai chuyển đổi hộ khẩu (không bắt buộc, tùy trường hợp mới được yêu cầu)- Tài liệu hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh nơi ở hiện tại.
Một số trường hợp cần lưu ý:
Trường hợp nhà đi thuê, người ở trọ vẫn muốn đăng ký chuyển hộ khẩu thì cần chủ hộ đồng ý cho đăng ký nơi thường trú tại chỗ của họ thông qua việc bổ sung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu vào mẫu tờ khai.Trường hợp, chủ nhà trọ đã xác nhận trên hợp đồng cho thuê về việc cho người thuê nhà được phép đăng ký vào chỗ ở của họ thì không cần đến giấy đăng ký thay đổi hộ khẩu và nhân khẩu nữa.Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của UBND cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.
Với nơi ở thuộc địa bàn ngoại vi cách xa thành phố thì cần có giấy xác nhận của UBND của địa phương đó về việc đảm bảo diện tích bình quân của nơi cư trú hợp pháp và tuân thủ đúng quy định.
Trường hợp người đăng ký thường trú nhập hộ khẩu có quan hệ họ hàng, người thân như ông bà, anh chị em ruột, cha mẹ, vợ chồng, con cái, cô dì, chú bác… hoặc người bảo trợ của đối tượng dưới 18 tuổi, không còn người thân thích; người khuyết tật, tâm thần hoặc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức và tự nuôi sống bản thân thì người bảo trợ cần phải có xuất trình đầy đủ giấy tờ liên quan đến nhân thân chứng minh mối quan hệ giữa người được nhập hộ tịch và người chủ nhà.
Ngoài ra, chủ nhà còn phải xuất trình giấy tờ liên quan đến nơi ở hiện tại của đối tượng đăng ký nhập hộ tịch hoặc đăng ký tạm trú.
Leave a Reply